Bóng đá Việt Nam

Top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam fan bóng đá nên biết

Là một fan bóng đá, nhắc đến sân vận động bạn sẽ nghĩ ngay đến những cái tên nào? Nhà hát của những giấc mơ, Camp Nou, Bernabeu, Wembley… hay sân vận động lớn nhất thế giới Rungrado? Tất cả đều không phải là câu trả lời mà Binhluantv muốn nhắc đến.

Hãy cùng khám phá sự phát triển của bóng đá Việt thông qua top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam, cái tên cuối cùng chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ!

Top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam

Top 10: Sân vận động Gò Đậu

  • Địa điểm: Đường 30 tháng 4, Phường Phú Thọ, Thủ Dầu Một, Bình Dương, Việt Nam.
  • Sức chứa: 20.000 chỗ.

Sân vận động Gò Đậu nằm trong top 10 những sân vận động lớn nhất Việt Nam với quy mô gần 20.000 chỗ ngồi. Đây cũng là địa điểm đã từng tổ chức buổi biểu diễn của nhóm nhạc Super Junior tại Việt Nam năm 2011. 

Sân vận động có diện tích hơn 4 hecta nằm tại trung tâm thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Nơi đây được phân thành 4 khu vực khán đài A, B, C, D và là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá Becamex Bình Dương.

Top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam

Top 9: Sân vận động Thiên Trường

  • Địa điểm: Đường Đặng Xuân Thiều, Phường Vị Hoàng, Thành phố Nam Định, Nam Định, Việt Nam.
  • Sức chứa: 35.000 chỗ.

Sân vận động Thiên Trường nằm tại trung tâm thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Việt Nam với sức chứa khoảng 35.000 chỗ. Đây cũng là sân nhà của câu lạc bộ Thép Xanh Nam Định, một trong những đội bóng lớn của Việt Nam. 

Nơi đây được xây dựng từ những năm 1960 và chính thức thay da đổi thịt vào ngày 30 tháng 8 năm 2003. Vào năm 2003, sân vận động Thiên Trường là địa điểm được lựa chọn để tổ chức môn bóng đá nữ cho SEA Games 22.

Chi phí đầu tư cải tạo cho SVĐ Thiên Trường lên đến 75 tỷ đồng, được thực hiện trong vòng 3 năm từ tháng 11 năm 2000 cho đến tháng 8 năm 2003. Ngay từ khi thành lập, nơi đây đã được so sánh với sân vận động Mỹ Đình một trong những sân vận động lớn nhất Việt Nam thời điểm bấy giờ.

Cấu tạo của Sơn bao gồm 20 cửa chia làm 4 khán đài được đánh theo chữ A, B, C, D. Trong đó kháng Đại A và B có sức chứa lớn nhất lên đến 10.000 chỗ/ khán đài, C và D lần lượt là 5.000 chỗ; 4 phòng HLV, 3 phòng y tế, khu VIP, phòng chức năng…

Top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam

Top 8: Sân vận động Hòa Xuân

  • Địa điểm: Dương Loan, Hoà Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
  • Sức chứa: 20.500 chỗ. 

Nhắc đến top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam chúng ta không thể nào bỏ qua sân vận động Hòa Xuân tại Đà Nẵng. Đây là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng, không có đường pitch và chỉ phục vụ mục đích thi đấu bóng đá. 

Nơi đây được đầu tư và xây dựng với kinh phí lên đến hơn 300 tỷ đồng, sức chứa hơn 20.000 chỗ.  Sân vận động Hòa Xuân được phân chia làm 4 khu vực khán đài, trong đó có khu vực khán đài A cao đến 5 tầng.

Những khu vực khán đài khác bao gồm B, C, D sẽ có 1 tầng. Phía dưới các khán đài sẽ được bố trí khu vực giải khát, các phòng chức năng, toilet, phòng thay đồ… Điểm đặc biệt của SVĐ Hòa Xuân nằm ở mặt sân trồng cỏ Princess 77, bermuda dạng hạt Mỹ. 

Ngoài ra nơi đây còn có hệ thống thoát nước ngầm được thiết kế theo dạng hình xương cá trải đều khắp mặt sân. Tại khán đài a sẽ có 140 ghế ngồi thuộc hàng Super VIP (có bàn và được phục vụ riêng).

Cùng với đó là hệ thống an ninh bao gồm rào ngăn cách các khu vực khán đài, rào chống bạo động, hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, bản tên… Cơ sở vật chất tại nơi đây tương đối đầy đủ và hiện đại với hệ thống bảng điểm điện tử, dàn âm thanh và nguồn điện dự phòng. 

Top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam

Top 7: Sân vận động Hàng Đẫy

  • Địa điểm: Số 9 Trịnh Hoài Đức, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam. 
  • Sức chứa: 22.500 chỗ.

Nằm ở top 7 sân vận động lớn nhất Việt Nam đó chính là sân vận động Hàng Đẫy được xây dựng tại quận Đống Đa, Hà Nội. Nơi đây có sức chứa hơn 22.000 chỗ ngồi và là nơi tổ chức các trận thi đấu thể thao của đội tuyển quốc gia.

Đây cũng là sân vận động được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện văn hóa thể thao của Hà Nội. Câu lạc bộ là Hà Nội, Câu lạc bộ bóng đá Viettel và Công an Hà Nội là 3 đội bóng hiện đang sử dụng sân vận động Hàng Đẫy làm sân nhà.

Ban đầu, nơi đây được xây dựng và sử dụng cho trường Thể dục Hà Nội vào đầu những năm 1934. Sau nhiều lần đổi tên và trùng tu hiện tại nơi đây đã được cải tiến rất nhiều về tiêu chuẩn sân đấu chuẩn FIFA và nâng cấp sức chứa. 

Lần trùng tu lớn nhất của sân vận động Hàng Đẫy là vào năm 2018 với chi phí đầu tư 250 triệu Euro. Thông qua thiết kế mới nơi đây sẽ có 4 tầng hầm, 2 tầng nổi, trung tâm tổ chức sự kiện, tuy nhiên sẽ không còn đường pitch. 

Top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam

Top 6: Sân vận động Tự Do

  • Địa điểm: Đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Huế, Việt Nam.
  • Sức chứa: 25.000 chỗ. 

Sân vận động Tự Do nằm ở trung tâm thành phố Huế với sức chứa lên đến 25.000 chỗ ngồi. Đây cũng là một trong những sân vận động lớn nhất Việt Nam và lâu đời nhất với thời gian thành lập từ đầu những năm 1930.

Ban đầu nơi đây được đặt tên là Stade Olympique de Hué do người Pháp xây dựng. Sau nhiều lần đổi tên dưới triều nhà Nguyễn là sân vận động Bảo Long, Cho đến nay sân vận động này đã được trùng tu nhiều lần và lấy tên sân vận động Tự Do. 

Top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam

Top 5: Sân vận động Đồng Nai

  • Địa điểm: Đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai.
  • Sức chứa: 30.000 chỗ.

Nằm ở vị trí top 5 sân vận động lớn nhất Việt Nam đó chính là sân vận động Đồng Nai với sức chứa 30.000 chỗ ngồi. Đây là sân vận động thuộc sở hữu của tỉnh Đồng Nai và câu lạc bộ bóng đá Đồng Nai FC

Vào năm 2013 nơi đây được trùng tu và lắp đặt là hệ thống ánh sáng với kinh phí hơn 20 tỷ đồng. Đến năm 2014 sân vận động Đồng Nai được trùng tu một lần nữa và xây dựng thêm đường chạy đạt chuẩn với kinh phí hơn 20 tỷ đồng.

Lần trùng tu cuối cùng của sân vận động Đồng Nai là vào năm 2015 với các hạng mục tráng bê tông và trồng cỏ ở khu vực khán đài A, sơn mới khán đài… Mặc dù vậy nơi đây vẫn còn rất nhiều hạng mục chưa đạt chuẩn để trở thành địa điểm tổ chức các giải đấu bóng đá và điền kinh đạt chuẩn Olympic. 

Top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam

Top 4: Sân vận động Thống Nhất

  • Địa điểm: Số 138 đường Đào Duy Từ, Q.10, TP Hồ Chí Minh.
  • Sức chứa: 40.000 chỗ.

Sân vận động Thống Nhất vinh dự nằm trong top 5 những sân vận động lớn nhất Việt Nam và cũng là địa điểm thường xuyên được trưng dụng để tổ chức nhiều sự kiện lớn. Nơi đây được thành lập vào năm 1968 và còn được biết đến với một cái tên khác là sân vận động Cộng Hoà. 

Địa điểm này đã từng trải qua 2 lần nâng cấp và cải tạo trong đó có 1 lần cải tạo mặt sân và 1 lần cải tạo đường chạy. Sân vận động Thống nhất cũng là địa điểm đã từng được lựa chọn để tổ chức kỳ SEA Games 22.

Mặc dù đã từng là sân vận động bóng đá lớn nhất Việt Nam nhưng hiện tại sân vận động Thống nhất để dân bị thay thế bởi nhiều cái tên khác. Sơ đồ bố trí của sân vận động này được chia ra làm 4 khán đài A, B, C, D.

Khu vực khán đài đặc biệt nhất của sân vận động Thống Nhất nằm ở khán đài A với 3 vị trí A1, A2, A3. Đây cũng là vị trí được bố trí 18 ghế VVIP và 192 ghế VIP cùng hệ thống cơ sở hạ tầng, đèn chiếu sáng đạt tiêu chuẩn. 

Top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam

Top 3: Sân vận động Lạch Tray

  • Địa điểm: Số 15 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng.
  • Sức chứa: 30.000 chỗ. 

Sau lần cải tạo thứ 6, sân vận động Lạch Tray đã được lột xác và trở thành cái tên top 3 trong số những sân vận động lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng, một trong những câu lạc bộ lâu đời của Việt Nam.

Vào năm 2003, nơi đây vinh dự là địa điểm đăng cai bộ môn bóng đá nữ cho SEA Games 22. Ngoài ra cũng có rất nhiều sự kiện thể thao, văn hoá, cũng có rất nhiều giải đấu thể thao khác cũng được tổ chức ở sân vận động Lạch Tray.

Nơi đây được chia ra làm 4 khu vực khán đài A, B, C, D, trong đó khán đài A có sức chứa lớn nhất với 15.000 chỗ bao gồm 2 tầng. Khánh đài B cũng bao gồm hai tầng và hướng về phía Tây Nam với sức chứa 10.000 người.

Cuối cùng là khu vực khán đài C và D cũng là vị trí xa cầu môn nhất với sức chứa 2.500 chỗ ngồi, không có ghế, có mái che. Được thành lập vào năm 1957 đây cũng là một trong những sân vận động có diện tích lớn và lâu đời nhất của Việt Nam.

Top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam

Top 2: Sân vận động quốc gia Mỹ Đình

  • Địa điểm: Đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Sức chứa: 40.000 chỗ.

Sân vận động Mỹ Đình là sân vận động quốc gia được đặt tại Hà Nội, Việt Nam với sức chứa hơn 40.000 chỗ ngồi. Đây cũng là một trong những sân vận động lớn nhất Việt Nam, xếp thứ nhì chỉ sau cái tên nằm ở top 1.

Sân vận động quốc gia Mỹ Đình là trung tâm của Khu liên hợp thể thao quốc gia Việt Nam với chi phí xây dựng lên đến 52.983 triệu USD. Thiết kế sân được chia ra làm 4 khán đài A, B, C, D cùng 419 phòng chức năng.

Chưa dừng lại ở đó quy mô của sân vận động Mỹ Đình còn bao gồm 1 sân bóng 105m x 68m, 2 hố nhảy, 2 hố ném tạ/ ném lao/ tạ xích, 2 khu nhảy sào, 2 khu nhảy xa kép, 355 bóng đèn chiếu sáng với tổng diện tích 17.5 ha.

Ý tưởng thành lập một sân vận động quốc gia đã được chi nhóm từ những năm 1988 và thực hiện vào năm 2002. Chỉ sau một năm gấp rút xây dựng sân vận động quốc gia Mỹ Đình đã được đưa vào hoạt động để kịp tiến độ SEA Games 22.

Top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam

Top 1: Sân vận động Cần Thơ

  • Địa điểm: Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
  • Sức chứa: 60.000 chỗ.

Sân vận động Cần Thơ hiện đang là sân vận động lớn nhất Việt Nam với sức chứa hơn cả sân Mỹ Đình (hơn 60.000 chỗ ngồi). Địa điểm sơn nằm tọa lạc tại ven bờ sông Hậu, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Đây không chỉ là địa điểm để tổ chức các giải đấu bóng đá lớn nhỏ mà còn là nơi tổ chức giải đua xe mô tô cấp quốc gia. Sân vận động Cần Thơ được thành lập từ thời Pháp thuộc và tu sửa lần cuối cùng vào năm 2012.

Sân được chia thành 4 khán đài phân biệt bằng 4 màu sắc khác nhau là đỏ, lục, vàng và lam. Trong đó khán đài A có 20.000 chỗ bao gồm 85 ghế VIP, khán đài B có 20.000 chỗ, khán đài C và D lần lượt 10.000 chỗ/ khán đài.

Ngoài ra còn có 5.000 chỗ đứng sẽ được sử dụng trong trường hợp sân vận động hết chỗ ngồi. Kích thước mặt Sơn được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế 120m x 90m, chóp khán đài có một cung đường rộng 6m dễ dàng đi lại.

Ngoài ra sân vận động Cần Thơ còn sở hữu 2 phòng kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu ghi hình và tác nghiệp của cơ quan báo chí, truyền hình; 8 đường chạy bộ, 4 đường đua xe mô tô, hệ thống bảng điểm điện tử…

Có thể thấy rằng bóng đá Việt Nam cũng đang dần phát triển thông qua sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Bên trên là top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam được Binhluantv tổng hợp và thực hiện!

 

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button